Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng triển khai gói tầm soát nguy cơ Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) được PGS.TS. BS Trần Minh Hoàng trực tiếp khám và siêu âm mạch máu não cho bệnh nhân đến khám tại phòng khám.
Phòng khám Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng đã trang bị máy siêu âm Doppler mạch máu não thế hệ mới nhất của hãng General Electric của Mỹ nhầm đánh giá chính xác tình trạng mạch máu não của bệnh nhân, đưa ra phương pháp điều trị cũng như giải thích rõ cho từng bệnh nhân tình trạng của mình.
1. TÌM HIỂU ĐỘT QUỴ LÀ GÌ?
Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) là một tình trạng cấp cứu khẩn cấp, xảy ra khi máu mang oxy không thể đến não do cục máu đông, mảng xơ vữa làm nghẽn mạch máu hoặc mạch máu bị vỡ. Tế bào não bị thiếu oxy và bắt đầu chết đi, có thể gây rối loạn chức năng thần kinh về kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, vận động và giác quan.
Đột quỵ có hai loại chính là đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết. Đột quỵ thiếu máu cục bộ (hay còn gọi là đột quỵ nhồi máu não) chiếm đa số các trường hợp đột quỵ, xảy ra khi cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa cắt đứt dòng máu lên não. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi mạch máu não bị vỡ, máu tràn ra khu vực xung quanh gây tổn thương.
Ngoài ra, tình trạng TIA – cơn thiếu máu não thoáng qua, tương tự như đột quỵ nhồi máu não, nhưng nó chỉ là cơn tắc nghẽn tạm thời và hồi phục trong 24 giờ.
2. TẠI SAO CẦN TẦM SOÁT ĐỘT QUỴ?
Đột quỵ đứng đầu về nguyên nhân gây tàn tật, đứng thứ ba về nguyên nhân tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tỷ lệ mắc đột quỵ và tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, nhờ nâng cao hiểu biết cho cộng đồng cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật trong y khoa, đột quỵ có thể dự phòng được. Để dự phòng đột quỵ, các chuyên gia khuyến khích mọi người, đặc biệt là người trên 45 tuổi, nên tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ.
Tầm soát yếu tố nguy cơ đột quỵ tập trung vào các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quy như: rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp; các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim; các bệnh lý mạch máu não như hẹp xơ vữa động mạch cung cấp máu cho não và các dị dạng mạch máu não.
Bằng cách tầm soát, đánh giá, lên kế hoạch thay đổi, kiểm soát và cải thiện các yếu tố nguy cơ tỷ lệ đột quỵ có thể được giảm bớt. Tầm soát và phòng ngừa đột quỵ nên được thực hiện càng sớm càng tốt, nhất là khi bạn có nhiều yếu tố nguy cơ, từng bị một cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đã từng bị đột quỵ trước đó.
3. AI NÊN TẦM SOÁT NGUY CƠ ĐỘT QUỴ?
Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cần thiết nếu đang gặp phải những vấn đề dưới đây:
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ
- Người bị tiểu đường/ đái tháo đường
- Người bị cao huyết áp
- Cholesterol cao
- Người có bệnh lý về tim mạch
- Hút thuốc lá, …
Những bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề trên nên đến khám và siêu âm để phát hiện sớm tình trạng mạch máu não có hẹp hoặc tắc các động mạch cảnh và đốt sống nuôi não.
Vì mức độ nguy hiểm và tình trạng trẻ hóa của các bệnh lý có thể gây ra đột quỵ, các chuyên gia khuyến cáo tất cả mọi người trên 15 tuổi đều nên tầm soát nguy cơ đột quỵ. Hãy tầm soát nguy cơ đột quỵ cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình mình, đừng chần chừ rồi phải nuối tiếc muộn màng.
Mọi thắc mắc về Gói siêu âm tầm soát Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) vui lòng liên hệ qua Zalo 0913 770777- 0938380180 hoặc Gọi số 0913770777- 0938380180 để được tư vấn chi tiết.
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhammachmau
Địa chỉ: 339G Đường Hậu Giang, Phường 05, Quận 06, Tp HCM
Email: phongkhammachmaubshoang@gmail.com