ĐIỀU TRỊ LOÉT CHÂN DO BỆNH LÝ MẠCH MÁU: TIỂU ĐƯỜNG/ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tầm soát bệnh lý mạch máu trên bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân có mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm đến khám tại Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng, phát hiện bị hoại tử khô các ngón chân. Khi bị tiểu đường bệnh nhân bị mất cảm giác đau khi bị hoại tử chi. Siêu âm phát hiện tắc hẹp gần như hết các mạch máu đùi và cẳng chân. Khi mắc bệnh tiểu đường sẽ gây các biến chứng mạch máu như mạch máu não, mạch máu tim, mạch máu thận, mạch máu chi dưới. Khi mắc tiểu đường bệnh nhân nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mạch máu mỗi năm 1 lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh mạch máu.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BIẾN CHỨNG LOÉT BÀN CHÂN BỆNH TIỀU ĐƯỜNG

Loét bàn chân tiểu đường thường gặp ở đầu các xương bàn chân, ngón chân cái, gót chân hay các vết chai ở chân, giữa các ngón chân. Các nguyên nhân bao gồm:

– Tổn thương mạch máu: các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân làm các vết loét bàn chân tiểu đường lâu lành.

– Tổn thương thần kinh ngoại biên: là biến chứng ở người bệnh đái tháo đường làm giảm khả năng cảm nhận cảm giác ở bàn chân dễ bị tổn thương.

– Nhiễm trùng bội nhiễm: Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn so với người bình thường do đường trong máu cao làm vi khuẩn phát triển và do tổn thương vi mạch, thiếu máu mô thường trực. Chỉ cần một vết thương nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng và loét bàn chân tiểu đường. Nếu nhiễm trùng kết hợp với thiếu máu thì nguy cơ cắt cụt chi là rất cao.

– Chai chân: Thường là dấu hiệu đầu tiên có thể dẫn đến viêm loét bàn chân tiểu đường.

2. CÁC MỨC ĐỘ LOÉT BÀN CHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Mức độ nghiêm trọng của vết loét có thể được phân loại theo độ sâu vết loét hoặc theo giai đoạn tiến triển. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau nhưng phân loại của Đại học Texas là hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất.

Độ sâu của vết loét Giai đoạn tiến triển
Độ 0: Vết thương trước và sau phẫu thuật Vết thương sạch
Độ 1: Vết thương nông, ngoài da, không thâm nhập vào  gân, xương, khớp Vết thương nhiễm trùng
Độ 2: Vết thương thâm nhập vào gân nhưng chưa ảnh hưởng đến xương khớp Vết thương bị thiếu máu cục bộ
Độ 3: Vết thương sâu thâm nhập vào gân, xương, khớp Kết hợp đồng thời nhiễm trùng và thiếu máu cục bộ

ĐIỀU TRỊ LOÉT BÀN CHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO?

Loét bàn chân tiểu đường có thể tiến triển thành viêm mô tế bào, loét nhiễm trùng hoặc viêm tủy xương nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Vì vậy khi bị loét bàn chân do tiểu đường, người bệnh cần được điều trị bằng kháng sinh, chống nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Với các trường hợp chân bị loét, nhiễm trùng nặng, can thiệp phẫu thuật nạo vét vùng tổn thương hoặc cắt bỏ xương bị nhiễm trùng sẽ được áp dụng để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh.

Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng để chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường:

  • Loại bỏ các vùn.g da dày sừng, hoại tử hoặc đã bị nhiễm trùng và không thể phục hồi
  • Vệ sinh vết loét và thay băng hàng ngày.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị loét bàn chân, ví dụ như Cephalexin, amoxicillin, clavulanate kali, moxifloxacin và clindamycin.
  • Sử dụng liệu pháp tế bào, yếu tố tăng sinh, áp lực âm (nếu có điều kiện) để tăng tốc độ lành vết thương.
  • Giảm áp lực vùng bị loét bằng cách cho người bệnh đeo các dụng cụ chăm sóc chân đặc biệt như nẹp, bó bột chuyên dụng hoặc cho ngồi xe lăn.

Đăng ký khám và tầm soát bệnh lý mạch máu trên bệnh nhân tiểu đường. Mọi thắc mắc về bệnh giãn tĩnh mạch vui lòng liên hệ qua Zalo 0913 770777- 0938380180  hoặc Gọi số 0913770777-0938380180.

Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhammachmau
Địa chỉ: 339G Đường Hậu Giang, Phường 05, Quận 06, Tp HCM
Email: phongkhammachmaubshoang@gmail.com
Lịch khám:
• Tại phòng mạch: Thứ hai đến Thứ sáu: 8h đến 21h
• Thứ bảy và Chủ nhật khám từ 8h đến 16h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *