BỆNH PHÙ CHÂN DO BỆNH LÝ PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT
Hệ bạch huyết là một hệ cơ quan đặc biệt trong cơ thể con người. Nó là một phần của hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh, dị vật và các tế bào biến dạng. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, nó cũng là một phần của hệ tuần hoàn. Trong đó, hệ bạch huyết có nhiệm vụ cân bằng thể dịch, hấp thu chất béo… Hệ bạch huyết gồm nhiều cơ quan hợp thành, trong đó có mạch bạch huyết. Mạch bạch huyết cũng phân bố khắp cơ thể như động mạch và tĩnh mạch.
1. PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT LÀ GÌ
- Mạch bạch huyết có vai trò vận chuyển nước và các chất hòa tan. Đó là: ion, protein, chất béo, tế bào bạch cầu… Điều này giúp mạch bạch huyết cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, thu thập vi khuẩn và chất thải.
- Khi mạch bạch huyết bị tắc nghẽn hoặc tổn thương, các chất vận chuyển sẽ thoát ra ngoài các mô khác trong cơ thể. Nước và các chất hòa tan sẽ làm phù mô kẽ gây nên bệnh phù mạch bạch huyết.
- Phù mạch bạch huyết rất thường xảy ra ở bệnh nhân ung thư. Nó là một tình trạng khó tránh khỏi trong điều trị ung thư và thường gặp sau điều trị.
Phù chân do tắc mạch bạch huyết
2. TẠI SAO BỊ PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT
Phù bạch huyết xảy ra khi mạch bạch huyết bị tắc nghẽn hoặc thành mạch bị tổn thương. Bệnh làm cho dịch bạch huyết không thể lưu thông bình thường. Có 2 loại là nguyên phát và thứ phát.
2.1. Phù mạch bạch huyết nguyên phát
Tình trạng này hiếm gặp, gây ra bởi những rối loạn phát triển. Bệnh xảy ra ở người dưới 20 tuổi, thường gặp ở nữ hơn nam.
- Bệnh Milroy (phù bạch huyết bẩm sinh). Đây là rối loạn di truyền bắt đầu trong giai đoạn trứng. Bệnh lý bẩm sinh này gây ra dị tật các hạch bạch huyết, dẫn đến phù bạch huyết.
- Bệnh Meige (phù bạch huyết sớm). Phù bạch huyết thường do rối loạn di truyền ở trẻ em hoặc xung quanh tuổi dậy thì. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30. Mạch bạch huyết hình thành mà không có các van giữ dịch bạch huyết chảy ngược. Bất thường này làm cho dịch bạch huyết cơ thể hoạt động không đúng ở chân tay.
- Phù bạch huyết khởi phát muộn. Điều này hiếm khi xảy ra và thường bắt đầu sau tuổi 35.
2.2. Phù mạch bạch huyết thứ phát
Bất kỳ điều kiện hoặc thủ thuật nào làm thiệt hại mạch bạch huyết của bạn có thể gây ra phù. Nguyên nhân bao gồm:
- Phẫu thuật có thể gây phù bạch huyết nếu các hạch và mạch bạch huyết bị loại bỏ. Ví dụ, phẫu thuật bệnh ung thư vú có thể bao gồm việc cắt bỏ một hay nhiều hạch bạch huyết ở nách. Điều này cần thiết để tìm bằng chứng cho thấy ung thư đã lan rộng. Các hạch và mạch bạch huyết còn lại không thể bù đắp cho những phần đã bị bỏ. Đây là nguyên nhân gây phù mạch bạch huyết cánh tay.
- Bức xạ điều trị ung thư có thể gây ra sẹo và viêm hạch bạch huyết hoặc các mạch bạch huyết. Các tổn thương này hạn chế dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.
- Ung thư có thể gây phù bạch huyết. Ví dụ, một khối u phát triển gần hạch bạch huyết hay mạch bạch huyết có thể đủ lớn để chèn ép lên mạch bạch huyết. Tác động này gây cản trở dòng chảy dịch bạch huyết.
- Nhiễm trùng. Vi trùng có thể xâm nhập các mạch bạch huyết và các hạch bạch huyết. Chúng hạn chế dòng chảy dịch bạch huyết và gây phù bạch huyết. Ký sinh trùng cũng có thể chặn mạch bạch huyết. Phù bạch huyết liên quan đến nhiễm trùng thường gặp nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Bệnh xảy ra chủ yếu ở các nước đang phát triển.
3. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ DỄ BỊ PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT
Từ các nguyên nhân trên, những người mang những yếu tố sau dễ mắc bệnh:
- Bị mắc các bệnh ung thư hoặc đang điều trị ung thư.
- Từng phẫu thuật, nhất là các phẫu thuật với vùng mổ lớn.
- Tiếp xúc phóng xạ hoặc các chất độc hại lâu ngày.
- Mắc các bệnh tự miễn, hệ thống như viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến.
- Điều kiện sống và ăn uống không sạch sẽ, dễ nhiễm ký sinh trùng và vi trùng.
- Béo phì và lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.
4. PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Phù bạch huyết ở cánh tay hoặc chân có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như: Nhiễm trùng. Phù mạch bạch huyết làm cho cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng đặc biệt, dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể bao gồm:
- Viêm mô tế bào nghiêm trọng, do vi khuẩn lây nhiễm da. Viêm mô tế bào rất dễ gây nhiễm trùng máu nếu không được điều trị đúng.
- Lymphangitis – bệnh nhiễm trùng các mạch bạch huyết. Bất kỳ thương tích cho cánh tay hoặc chân có thể là một điểm mấu chốt cho nhiễm trùng. Biến chứng có thể làm phù lan rộng do tổn thương các mạch bạch huyết.Hình thức hiếm gặp của bệnh ung thư mô mềm. Bệnh có thể là kết quả từ các trường hợp phù bạch huyết nghiêm trọng không được điều trị. Dấu hiệu có thể có bao gồm da xanh hoặc tím.
Viêm mô tế bào
5. TRIỆU CHỨNG CỦA PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Biểu hiện của phù mạch bạch huyết thường dao động tùy độ nặng của bệnh. Triệu chứng ở cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng thường là:
- Sưng một phần hoặc toàn cánh tay hoặc chân của bạn, bao gồm cả ngón tay hoặc ngón chân.
- Cảm giác nặng nề hoặc đau thắt.
- Phạm vi chuyển động của chân tay bị hạn chế.
- Đau nhức hoặc khó chịu.
- Nhiễm trùng định kỳ tái đi tái lại nhiều lần.
- Cứng và dày lên của da ở chi bị phù.
Sưng gây ra bởi phù bạch huyết dao động từ nhẹ tới nặng. Biểu hiện có thể hầu như không đáng chú ý cho tới thay đổi kích thước của cánh tay hoặc chân. Thậm chí, chi có thể sưng phù nặng nề, khó sử dụng. Phù bạch huyết do điều trị ung thư có thể xảy ra vài tháng hoặc năm sau khi điều trị.
6. CHẨN ĐOÁN PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Điều quan trọng trong chẩn đoán phù mạch bạch huyết là phải loại trừ nguyên nhân nguy hiểm. Thường bác sĩ sẽ phải loại bỏ khả năng có huyết khối trong mạch máu hoặc nhiễm trùng. Bác sĩ chẩn đoán xác định phù mạch bạch huyết kết hợp bệnh sử, khám lâm sàng và các xét nghiệm. Cần khai thác kỹ các tiền sử bệnh, đặc biệt là ung thư và tiền căn phù trước đây. Các xét nghiệm thường được làm để khảo sát kỹ hơn tính chất của bệnh, gồm:
- Siêu âm Doppler mạch máu. Siêu âm là phương tiện nhanh, gọn giúp xác định tổn thương ở mạch máu tại chi đang bị phù.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI cung cấp cho bác sĩ cái nhìn tốt hơn các mô ở cánh tay hoặc chân. Có thể sử dụng MRI để xem các đặc điểm của phù bạch huyết.
- Vi tính cắt lớp (CT). CT có thể tiết lộ các khu vực của hệ bạch huyết có thể bị tắc nghẽn.
- Hình ảnh hạt nhân phóng xạ của hệ bạch huyết (lymphoscintigraphy). Thuốc nhuộm phóng xạ sẽ phản ánh toàn bộ hệ thống mạch bạch huyết và lộ ra nơi tắc nghẽn. Đây là phương tiện kỹ thuật cao hiện ít triển khai ở Việt Nam.
7. ĐIỀU TRỊ PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Không có cách chữa phù bạch huyết đặc hiệu. Điều trị tập trung vào việc giảm sưng và kiểm soát các cơn đau. Phương pháp điều trị phù bạch huyết bao gồm:
7.1. Các bài tập
Bài tập đòi hỏi phải di chuyển cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng. Hoạt động có thể khuyến khích dịch bạch huyết trong các chi lưu thông. Những bài tập không nên gắng sức hoặc làm cho mệt mỏi. Thay vào đó, chúng nên tập trung vào sự co nhẹ nhàng các cơ ở cánh tay hoặc chân.
7.2. Băng cánh tay hoặc chân
Băng quấn quanh toàn bộ chi bị ảnh hưởng tạo ra áp lực. Áp lực này đẩy dịch bạch huyết chảy ngược lại trong chi và thân của cơ thể. Hãy bắt đầu bằng cách băng chặt chẽ quanh các ngón tay và ngón chân. Quấn băng lỏng hơn khi di chuyển lên cánh tay hoặc chân.
7.3. Massage
Kỹ thuật massage đặc biệt có thể hướng dòng chảy dịch trong bạch huyết của cánh tay hoặc chân. Dẫn dòng chảy bạch huyết để nhẹ nhàng di chuyển dịch bạch huyết đến các hạch bạch huyết. Massage không phải dành cho tất cả mọi người. Bạn nên tránh xoa bóp nếu nhiễm trùng da, bị ung thư hoạt động, các cục máu đông hay suy tim sung huyết. Cần tránh massage vào các vùng cơ thể đã được xạ trị.
7.4. Nén khí
Khí nén sẽ được lắp trên quần áo, ở vùng tay chân bị ảnh hưởng. Ống tay áo được nối với một máy bơm mà các tay áo liên căng hơi, gây áp lực. Ống tay áo phồng, nhẹ nhàng di chuyển dịch bạch huyết đi từ các ngón tay hay ngón chân. Điều này góp phần làm giảm sưng ở cánh tay hoặc chân.
7.5. Đồ may mặc nén
Hàng may mặc nén bao gồm áo dài tay hoặc vớ được thực hiện nén cánh tay hoặc chân. Khi đã giảm sưng ở cánh tay hoặc chân thông qua các biện pháp khác, bác sĩ có thể khuyên bạn nên mặc quần áo nén để ngăn chặn sưng phù trong tương lai.
Vớ áp lực
7.6. Phẫu thuật
Trong trường hợp phù bạch huyết trầm trọng, có thể xem xét phẫu thuật cắt bỏ mô dư thừa trong cánh tay hoặc chân. Điều này làm giảm sưng nặng, phẫu thuật không thể chữa trị đặc hiệu phù bạch huyết.
8. PHÒNG NGỪA PHÙ MẠCH BẠCH HUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
- Bảo vệ cánh tay hoặc chân. Tránh chấn thương cho chi bị ảnh hưởng. Các vết cắt, vết trầy xước và vết bỏng có thể bị nhiễm trùng. Nếu có thể, tránh các thủ tục y tế, chẳng hạn như lấy máu và tiêm chủng.
- Thư giãn cánh tay hoặc chân trong khi phục hồi. Sau khi điều trị ung thư, tập thể dục kéo dài được khuyến khích. Cần tránh hoạt động gắng sức cho đến khi hồi phục sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Tránh nóng trên cánh tay hoặc chân. Đừng chườm đá hoặc ấm. Nhiệt độ thay đổi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Kê cao chi. Đặt chân tay lên mức cao giúp dịch bạch huyết dễ dẫn lưu về cơ thể hơn.
- Tránh quần áo chật.
- Giữ cho cánh tay hoặc chân sạch sẽ.
Phù mạch bạch huyết là bệnh lý rất thường gặp ở những bệnh nhân ung thư. Tuy không thường gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh khiến chất lượng cuộc sống giảm. Bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, tuy nhiên có thể khống chế tốt. Chăm sóc và thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi chức năng là cách để kiểm soát phù mạch bạch huyết.
Đến với Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng bạn sẽ nhận được:
- Sự thăm khám tận tình và chuyên nghiệp của bác sĩ chuyển môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Có cơ hội tìm hiểu và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất.
- Thời gian khám chữa bệnh nhanh chóng và bệnh nhân có thể ra về ngay.
Mọi thắc mắc về việc điều trọ phù chân do bệnh lý mạch bạch huyết vui lòng liên hệ qua Zalo 0913 770777- 0938380180 hoặc Gọi số 0913770777- 0938380180 để được tư vấn chi tiết.
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhammachmau
Địa chỉ: 339G Đường Hậu Giang, Phường 05, Quận 06, Tp HCM
Email: phongkhammachmaubshoang@gmail.com