PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC LÀ GÌ?

Phình động mạch chủ ngực (TAA) là sự giãn bất thường của động mạch chủ ở trên cơ hoành. TAA chiếm một phần tư phình động mạch chủ. Đàn ông và phụ nữ bị ảnh hưởng như nhau.

Phình động mạch chủ ngực là khi kích thước đường kính ngang của động mạch chủ lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần so với đường kính của đoạn động mạch phủ còn lại.

1. CÁC BIẾN CHỨNG CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
Vị trí của TAA bao gồm

  • Động mạch chủ lên (giữa gốc động mạch chủ và thân động mạch cánh tay đầu, hoặc động mạch vô danh): 40%
  • Quai động mạch chủ (bao gồm thân động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh và động mạch dưới đòn): 10%
  • Động mạch chủ xuống (đầu xa tới động mạch dưới đòn trái): 35%
  • Các phình mạch bụng trên- ngực bụng (TAAA): 15%
Các biến chứng của TAA bao gồm:

  • Bóc tách động mạch chủ
  • Đè ép hoặc ăn mòn vào cấu trúc liền kề
  • Rò rỉ hoặc vỡ
  • Thuyên tắc huyết khối
Phình động mạch chủ lên đôi khi ảnh hưởng đến gốc động mạch chủ, gây ra hở van động mạch chủ hoặc tắc lỗ vào động mạch vành, gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, hoặc ngất.

2. CĂN NGUYÊN CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC

Hầu hết phình động mạch chủ ngực do Xơ vữa động mạch
  • Các yếu tố nguy cơ cho cả TAA và lóc tách động mạch chủ bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, và hút thuốc kéo dài Các yếu tố nguy cơ khác cho TAA bao gồm sự xuất hiện của phình động mạch ở nơi khác trong cơ thể, nhiễm trùng, viêm động mạch chủ, và cao tuổi (tỷ lệ đỉnh ở tuổi 65 đến 70).
  • Bệnh rối loạn mô liên kết bẩm sinh (ví dụ, hội chứng Marfan, Hội chứng Ehlers-Danlos, Hội chứng Loeys-Dietz) gây ra hoại tử lớp áo giữa, thay đổi thoái hoá này dẫn đến TAA kéo theo biến chứng lóc tách động mạch chủ và giãn rộng động mạch chủ lên và vòng van động mạch chủ, gây ra hở van động mạch chủ. Hội chứng Marfan gây ra 50% các trường hợp giãn gốc động mạch chủ, nhưng hoại tử lớp áo giữa và các biến chứng của nó có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi ngay cả khi không có rối loạn mô liên kết bẩm sinh.
  • Các TAA do nhiễm trùng (mycotic) là hậu quả của nhiễm trùng huyết bắt nguồn từ một nhiễm trùng hệ thống hoặc khu trú (ví dụ, nhiễm trùng, viêm phổi), lan truyền qua đường bạch huyết (ví dụ, Lao), hoặc lan truyền trực tiếp (ví dụ, trong viêm xương khớp hoặc viêm màng ngoài tim). Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn và bệnh giang mai là những nguyên nhân không phổ biến. TAA xảy ra trong một số rối loạn mạch máu (ví dụ, viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm động mạch Takayasu, u hạt kèm theo viêm đa mạch).
Chấn thương ngực do vật cùn có thể gây ra tổn thương giả phình mạch do tổn thương thành mạch, dẫn đến thông thương giữa lòng mạch với mô liên kết nằm ngoài và máu rò ra ngoài động mạch chủ; một hốc máu hình thành bên ngoài thành mạch bít điểm rò bằng huyết khối).

3. CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU CỦA PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC

Hầu hết phình động mạch mạc ngực là không có triệu chứng cho đến khi biến chứng (ví dụ như huyết khối tắc mạch, vỡ, hở van động mạch chủ, lóc tách) phát triển. Tuy nhiên, việc đè ép các cấu trúc lân cận có thể gây ra đau lưng (do chèn ép cột sống), ho (do chèn ép khí quản), thở khò khè, khó nuốt (do chèn ép thực quản), khàn giọng (do chèn ép thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc thần kinh phế vị), đau ngực (do chèn ép động mạch vành), và hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên.
  • Ăn mòn của phình động mạch vào phổi gây ra ho ra máu hoặc viêm phổi; ăn mòn vào thực quản (thông động mạch chủ – thực quản) gây ra nôn máu số lượng lớn.
  • Lóc tách động mạch chủ biểu hiện với đau ngực như xé, thường lan lên lưng giữa hai xương bả vai.
  • Thuyên tắc huyết khối có thể gây ra đột qụy, đau bụng (do thiếu máu treo tràng mạc treo), hoặc đau dữ dội.
  • TAA vỡ không gây tử vong ngay sẽ biểu hiện bởi đau ngực hoặc đau lưng và tụt huyết áp hoặc sốc. Chảy máu do vỡ phình thường gặp nhất vào khoang màng phổi hoặc khoang màng tim.
Các dấu hiệu khác bao gồm Hội chứng Horner (co đồng tử, sụp mi, giảm tiết mồ hôi) do sự chèn ép các hạch thần kinh giao cảm, sự kéo xuống rõ rệt của khí quản theo nhịp co bóp của tim (giật khí quản), và di lệch khí quản. Sự xung nhịp của ngực hiển thị hay sờ thấy, đôi khi nổi bật hơn xung thần kinh trái, là bất thường nhưng có thể xảy ra.
Phình gốc động mạch chủ do giang mai có thể dẫn đến hở van động mạch chủ và hẹp lỗ vào động mạch vành do viêm, có thể biểu hiện như đau ngực do thiếu máu cơ tim. Phình động mạch chủ do giang mai không gây lóc tách.

4. CHẨN ĐOÁN PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC

  • Phát hiện trên phim X-quang tình cờ
  • Xác định bằng chụp cắt lớp CT (CTA), chụp cộng hưởng từ (MRA), hoặc siêu âm tim qua thực quản (TEE)
Phình động mạch chủ ngực thường được nghĩ đến đầu tiên khi chụp X-quang ngực thấy trung thất giãn rộng hoặc quai động mạch chủ giãn rộng. Tuy nhiên, chụp X-quang ngực có độ nhạy kém và không phải là một công cụ chẩn đoán đủ tin cậy (ví dụ, ở bệnh nhân đau ngực và nghi ngờ phình mạch động mạch chủ). Bất thường trên phim X-quang, hoặc các triệu chứng và dấu hiệu nghi ngờ phình động mạch chủ nên được theo dõi bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính; việc lựa chọn phương tiện thăm dò dựa trên tính sẵn có và kinh nghiệm từng cơ sở.
Nếu nghi ngờ vỡ, TEE (với lóc tách động mạch chủ lên) hoặc CTA, tùy thuộc vào tính sẵn có, nên được thực hiện ngay lập tức. CTA ngực có thể mô tả kích thước phình mạch, đầu gần và đầu xa, phát hiện rò rỉ, và phát hiện các tổn thương đi kèm. MRA có thể cung cấp các chi tiết tương tự. Siêu âm tim qua thành ngực (TTE) có thể mô tả kích thước và độ dài và phát hiện sự rò rỉ của phình động mạch chủ lên nhưng không đánh giá được động mạch chủ xuống. TEE không thể đánh giá toàn bộ động mạch chủ ngực, nhưng nó có thể hữu ích trong việc phát hiện điểm vào trong lóc tách động mạch chủ.
Chụp mạch cản quang đã từng là phương tiện thăm dò hình ảnh tiêu chuẩn. Nó cung cấp hình ảnh tốt nhất về lòng động mạch, nhưng nó không cung cấp thông tin về cấu trúc quanh mạch (ví dụ, đưa ra một chẩn đoán thay thế). Ngoài ra, chụp mạch là phương thức xâm lấn và có nguy cơ đáng kể về tắc mạch xơ vữa ở thận và tứ chi và bệnh thận do thuốc cản quang.

5. ĐIỀU TRỊ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC

  • Can thiệp đặt stent-graft nội mạch hoặc phẫu thuật mở
  • Kiểm soát huyết áp và các bệnh đi kèm
Việc kiểm soát huyết áp ngay lập tức là rất cần thiết. Quản lý nội khoa với kiểm soát tối ưu tăng huyết áp, tăng lipid máu, tiểu đường, và bệnh hô hấp là điều trị thích hợp cho đến khi phẫu thuật được chỉ định. Điều trị can thiệp đặt stent- graft nội mạch khi giải phẫu thích hợp và phẫu thuật sửa chữa cho phình mạch phức tạp hơn.

TAA vỡ nếu không được điều trị, toàn bộ sẽ tử vong. Tổn thương này cần can thiệp cấp cứu, cũng như khối phình rò rỉ và những tổn thương gây lóc tách hoặc hở hai lá cấp.

Ghép stent nội mạch đặt qua ống thông (nội ghép) cho TAA và TAAA giảm dần là một phương pháp thay thế ít xâm lấn hơn so với phẫu thuật mở.

Phình động mạch chủ ngực. Đặt stent – graft trong phình động mạch chủ ngực.

Phẫu thuật có đường vào qua mở xương ức (với phình quai và phình động mạch chủ lên) hoặc đường ngực trái hoặc sau ngực trái (với phình động mạch chủ xuống hoặc phình đoạn ngực bụng) và thay thế bằng đoạn mạch nhân tạo. Với mổ mở cấp cứu, tỷ lệ tử vong sau 1 tháng khoảng 40 đến 50%. Bệnh nhân sống sót có tỷ lệ cao biến chứng nặng (ví dụ như suy thận, suy hô hấp, tổn thương thần kinh nặng).

Phẫu thuật được chỉ định cho phình động mạch:
  • Mạch lớn
  • Tăng kích thước nhanh (> 0,5 cm/năm)
  • Chèn ép phế quản
  • Gây ra rò động mạch chủ với phế quản hoặc thực quản
  • Triệu chứng
  • Sng chấn
  • Dạng túi

Đến với  Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch  PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng bạn sẽ nhận được:

  • Sự thăm khám tận tình và chuyên nghiệp của bác sĩ chuyển môn cao, giàu kinh nghiệm.
  • Có cơ hội tìm hiểu và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp nhất
  • Thời gian khám chữa bệnh nhanh chóng và bệnh nhân có thể ra về ngay.

Mọi thắc mắc về bệnh lý phình động mạch chủ ngực vui lòng liên hệ qua Zalo 0913 770777- 0938380180  hoặc Gọi số 0913770777- 0938380180 để được tư vấn chi tiết.

Phòng Khám Chuyên Khoa Tim Mạch – Tĩnh Mạch PGS. TS. BS Trần Minh Hoàng
Fanpage: https://www.facebook.com/phongkhammachmau
Địa chỉ: 339G Đường Hậu Giang, Phường 05, Quận 06, Tp HCM
Email: phongkhammachmaubshoang@gmail.com
Lịch khám:
• Tại phòng mạch: Thứ hai đến Thứ sáu: 8h đến 21h
• Thứ bảy và Chủ nhật khám từ 8h đến 16h

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *